QUY CHẾ TỔ CHỨC - HOẠT ĐỘNG

Đăng lúc: 09:09:19 18/09/2024 (GMT+7)

 QUY CHẾ
Về tổ chức, hoạt động của Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa
(Kèm theo Quyết định số: 668/QĐ-CĐYT  ngày 21 tháng 11 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế  Thanh Hoá)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 Điều 1. Tên trường
1. Tên tiếng việt: Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá.
2. Tên Tiếng Anh: Thanh Hoa Medical College.
3. Trụ sở của Trường đặt tại số 177, phố Hải Thượng Lãn Ông, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá.
4. Email: Caodangyth1x960@gmail.com; Website: http://www.cyt.edu.vn
Điều 2. Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có các tổ chức sau:
1.  Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam;
2.  Tổ chức Công đoàn;
3.  Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
4.  Hội Sinh viên;
5.  Hội khuyến học;
6.  Hội Cựu chiến binh.
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác của Trường được thành lập, tổ chức hoạt động theo Hiến pháp, Điều lệ và theo quy định của Pháp luật có liên quan, đồng thời có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp của Trường.

Chương II
SỨ MẠNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG


Điều 3. Sứ mạng, mục tiêu của trường
1. Sứ mạng của Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá là đào tạo cán bộ Y tế có chất lượng cao, là trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành Y tế và cộng đồng về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Thanh Hoá nói riêng và cả nước nói chung.
2. Mục tiêu phát triển Nhà trường: Xây dựng Trường trở thành trung tâm đào tạo kỹ thuật y dược uy tín, chất lượng, phục vụ nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Điều 4. Nhiệm vụ của Trường
1. Đào tạo cán bộ Y tế có trình độ cao đẳng và thấp hơn, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ năng thực hành, có sức khoẻ và năng lực tham gia quản lý sức khoẻ cộng đồng, chăm sóc người bệnh, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế về y tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh.
2. Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
3. Tổ chức biên soạn, xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo, học liệu đối với từng ngành, nghề đào tạo của trường theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
4. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
5. Tổ chức các hoạt động đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; in phôi, quản lý, cấp phát bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
6. Quản lý người học, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ và các hoạt động giáo dục toàn diện khác cho người học theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
7. Tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp, việc làm cho người học và tổ chức hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp theo quy định của pháp luật;
8. Tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động của trường bảo đảm đủ về số lượng, phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật;
9. Cử hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của trường học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
10. Phối hợp với các cơ sở y tế, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp; tổ chức cho đội ngũ nhà giáo, người học tham quan, thực tập tại các cơ sở y tế và hỗ trợ giải quyết việc làm cho người học theo quy định của pháp luật;
11. Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ về giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân;
12. Thực hiện dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn giảng dạy, tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp cho người học. Có cơ chế để người học tham gia đánh giá hoạt động đào tạo; nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của Nhà trường;
13. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính, tài sản của trường theo quy định của pháp luật;
14. Cung cấp dữ liệu về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Trường để xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định;
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Quyền hạn của Trường
Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và Điều lệ trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư s 15/2021/TT-BLĐTBXH, ngày 21/10/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển Trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động;
2. Tổ chức đào tạo các chương trình giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
3. Liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật nhằm khai thác, huy động các nguồn lực xã hội trong thực hiện các chương trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm và thị trường lao động. Đơn vị chủ trì liên kết đào tạo chịu trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học;
4. Liên kết, phối hợp với cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo trình độ đại học theo hình thức vừa làm vừa học và đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng lên trình độ đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học và các văn bản hướng dẫn thi hành;
5. Phối hợp với các cơ sở y tế trong hoạt động xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, tài liệu, học liệu giảng dạy; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo;
6. Quyết định thành lập các tổ chức trực thuộc Trường và bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm cán bộ quản lý các đơn vị trực thuộc Trường theo cơ cấu tổ chức được phê duyệt trong quy chế tổ chức, hoạt động của Trường; bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm viên chức quản lý theo quy định về phân cấp quản lý viên chức;
7. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chuẩn chức danh nghề nghiệp của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
8. Tổ chức hoạt động phát triển, đánh giá kỹ năng nghề theo quy định của Nhà nước;
9. Tổ chức hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Nhà nước;
10. Sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ và dịch vụ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Trường, chi cho các hoạt động đào tạo, bổ sung nguồn tài chính của Trường và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật;
11. Huy động, nhận tài trợ, quản lý và sử dụng nguồn huy động, tài trợ theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động của Trường;
12. Quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý và sử dụng nguồn tài chính theo quy định của pháp luật;
13. Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được tham gia đấu thầu, đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ đối với các dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật;
14. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Quyền tự chủ của Trường
Trường thực hiện quyền tự chủ theo quy định tại Điều 25 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, quy định của pháp luật có liên quan và các quy định sau đây:
1. Quyền tự chủ về hoạt động chuyên môn
a) Quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của Trường;
b) Xác định, công bố phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh; quyết định phương thức tổ chức và quản lý đào tạo, hình thức đào tạo; quyết định việc liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; quyết định việc đào tạo liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp; tuyển sinh và quản lý người học; phát triển chương trình đào tạo; tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình giảng dạy phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng chương trình đào tạo; in phôi văn bằng, chứng chỉ, quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ cho người học theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Được linh hoạt quy mô tuyển sinh/năm các ngành, nghề đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ;
d) Triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế theo chiến lược và kế hoạch phát triển của Nhà trường, bảo đảm chất lượng đào tạo của Trường;
e) Lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp để kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Trường;
g) Thực hiện các quyền tự chủ khác về chuyên môn theo quy định của pháp luật.
2. Quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự
a) Thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; về số lượng người làm việc và vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; có quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhưng không được làm tăng số lượng người làm việc hưởng lương, mức lương (bao gồm cả lương và phụ cấp) từ quỹ lương do ngân sách Nhà nước cấp;
b) Xây dựng, ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của Trường; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trực thuộc Trường;
c) Ban hành quy chế dân chủ cơ sở; ban hành, tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tổ chức bộ máy và nhân sự.
3. Quyền tự chủ về tài chính và tài sản
a) Thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng tài sản, quy chế công khai tài chính kiểm toán nội bộ theo quy định.

Chương III
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG

Điều 7. Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
I. Hội đồng trường;
II. Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng;
III. Các phòng chức năng:
3.1. Phòng Quản lý Đào tạo;
3.2. Phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ quốc tế;
3.3. Phòng Tổ chức - Hành chính;
3.4. Phòng Tài chính - Kế toán;
3.5. Phòng Công tác học sinh, sinh viên;
3.6. Phòng Khảo thí - Kiểm định chất lượng;
3.7. Phòng Tuyển sinh và Đào tạo theo nhu cầu xã hội;
3.8. Phòng khám bệnh đa khoa y học lâm sàng.
4. Các bộ môn trực thuộc:
4.1. Bộ môn Nội - Truyền nhiễm;
4.2. Bộ môn Ngoại;
4.3. Bộ môn Sản;
4.4. Bộ môn Nhi;
4.5. Bộ môn Y tế Công cộng;
4.6. Bộ môn Dược;
4.7. Bộ môn Chuyên khoa;
4.8. Bộ môn Điều dưỡng;
4.9. Bộ môn Y Cơ sở;
4.10. Bộ môn Xét nghiệm y học;
4.11. Bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh;
4.12. Bộ môn Phục hồi chức năng - Y học cổ truyền.
4.13. Bộ môn Khoa học cơ bản;
5. Các hội đồng tư vấn.












Ý kiến thăm dò

Ý kiến phản hồi Website
Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
10